Câu chuyện huyền thoại của Novak Djokovic được viết lần đầu tiên trên đất Australia, khi anh ngược dòng giành chiến thắng 3-1 trước Jo-Wilfried Tsonga trong trận chung kết 2008.
Đó là chiến thắng mở màn cho hành trình lịch sử của một trong những tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại.
![]() |
Djokovic được miễn trừ y tế và tham dự Australian Open 2022 |
Sau vinh quang đầu tiên này, Djokovic cần thêm 3 năm để nâng cao danh hiệu Grand Slam thứ hai. Lần này, anh thắng dễ Andy Murray 3-0 cũng ở Melbourne Park.
Từ đây, Nole - cách gọi quen thuộc về Djokovic - mở ra con đường với những chiến thắng kỳ diệu.
Ở tuổi 34, huyền thoại người Serbia đã có tổng cộng 20 danh hiệu Grand Slam, chia sẻ kỷ lục về số lần đăng quang các giải lớn với Roger Federer và Rafa Nadal.
Đất nước Australia xinh đẹp như vùng đất để tôn vinh Novak. Trong 20 danh hiệu lớn, có đến 9 lần anh bước lên đỉnh vinh quang tại đây.
Có lẽ vì thế mà Liên đoàn quần vợt Australia quyết định đặc cách cho Djokovic không tiêm vắc xin Covid-19.
"Novak yêu cầu miễn trừ y tế và chúng tôi đã cấp cho anh ấy sau một quá trình xem xét nghiêm ngặt do hai ủy ban gồm các chuyên gia y tế hàng đầu thực hiện", LĐ quần vợt Australia xác nhận.
Chờ khoảnh khắc lịch sử
Năm ngoái, Djokovic thất bại với giấc mơ giành HCV Olympic cũng như không hoàn thành mục tiêu thâu tóm toàn bộ 4 Grand Slam.
Trong trận chung kết US Open, Nole thất bại 0-3 trước một Daniil Medvedev thi đấu với thể lực tốt hơn.
Giờ đây, cơ hội vượt Federer và Nadal để giành Grand Slam thứ 21 trong lịch sử đang ở rất gần anh.
![]() |
Djokovic đứng trước cơ hội lịch sử ở Melbourne |
Sân khấu quen thuộc Australian Open, bên cạnh nhiều đối thủ chính dường như không ở phong độ tốt nhất, giúp Djokovic đứng trước khả năng viết trang sử mới cho quần vợt hiện đại.
Đây được xem là một yếu tố khác để LĐ quần vợt Australia thay đổi thái độ với Novak, cho phép anh được miễn trừ y tế vốn rất khắt khe.
Người ta muốn được nhìn thấy Djokovic phá vỡ những rào cản với Grand Slam thứ 21 trên thiên đường vốn được dành riêng cho anh.
"Tôi đã sẵn sàng để sống và hít thở quần vợt trong những tuần tới", Djokovic đầy lạc quan sau khi được đặc cách và không quan tâm đến việc một nửa thế giới công kích anh.
Lịch sử có thể sẽ thay đổi vào ngày 30/1 tới, trong mùa thứ 110 của giải đấu (mùa thứ 54 tính riêng kỷ nguyên Mở).
Video Novak Djokovic đánh bại Daniil Medvedev 3-0 ở chung kết Australian Open 2021:
Thiên Thanh
VietNamnet cập nhật lịch thi đấu đơn nam giải tennis Australian Open 2022, Grand Slam đầu tiên trong năm, diễn ra trên mặt sân cứng.
" alt=""/>Novak Djokovic dự Australian Open 2022: Chờ giây phút lịch sửMike đã hoàn thành bốn năm học (hai năm trung học và hai năm cao đẳng) chỉ trong vòng một năm. Cậu bé tốt nghiệp trường Cao đẳng cộng đồng Rowan-Cabarrus vào ngày 21/5/2021 và trường trung học Concord Academy vào ngày 28/5/2021 với vị trí thủ khoa ngành nghệ thuật.
Mike bắt đầu học trung học phổ thông năm 9 tuổi. Cậu nhận ra rằng với số lượng tín chỉ các môn học, cậu có thể đồng thời hoàn thành bằng cao đẳng của mình.
"Em luôn giải quyết mọi việc với tốc độ nhanh hơn nhiều bạn khác và luôn có những ý tưởng khác lạ để giải quyết vấn đề", Mike nói với USA Today.
Mặc dù Mike trẻ hơn nhiều so với các bạn cùng lớp ở trường trung học và đại học nhưng mẹ Melissa Wimmer cho biết con trai đã thích nghi với khoảng cách tuổi tác một cách dễ dàng.
Cậu cũng thành lập hai công ty: Next Era Innovations - nơi Mike phát triển các ứng dụng và lập trình robot và Reflect Social - nơi cậu kết hợp nhiều ứng dụng khác nhau trên một thiết bị tương thích.
Cha mẹ Mike cho biết không bao giờ thúc ép con mà thay vào đó ủng hộ niềm đam mê của con.
“Cha mẹ cần hỗ trợ con cái thực hiện những gì chúng muốn và dựa trên các mục tiêu, ước mơ của chúng, chứ không phải của các bậc phụ huynh. Một khi con tìm thấy niềm đam mê đó, dù là học thuật, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật hay bất kỳ lĩnh vực nào, hãy cố gắng hỗ trợ và giúp con tiếp cận nhiều nhất có thể", cha mẹ Mike chia sẻ.
2 tuổi biết đọc tiếng Hàn, 6 tuổi tính thạo, 12 tuổi học ĐH Ivy League, 16 tuổi học Tiến sĩ
Năm 2 tuổi, Jeremy Shuler đã đọc sách tiếng Anh và tiếng Hàn. Năm 6 tuổi, cậu đã thạo tính toán. Năm 12 tuổi, Jeremy gia nhập Đại học Cornell.
Jeremy được giáo dục tại nhà. Cha mẹ đều là kỹ sư hàng không vũ trụ.
Cha Harrey Shuler, tiến sĩ về kỹ thuật hàng không vũ trụ, đã tạm dừng sự nghiệp để dạy Jeremy học tại nhà.
“Ngay từ đầu, con tôi đã có thể chất rất tốt, rất khỏe. Con tập viết chữ cái và đếm số khi 3 tháng tuổi, thuộc bảng chữ cái khi 15 tháng và tự đọc sách bằng tiếng Anh và tiếng Hàn khi 21 tháng.
Khi lên 5, Jeremy đã tự mình đọc “Chúa tể của những chiếc nhẫn” và “Hành trình đến với thiên tài: Những định lý vĩ đại của toán học”. Vì vậy, cho con vào học mẫu giáo là "vô nghĩa", ông Shler chia sẻ.
Điểm SAT và bài kiểm tra xếp hạng nâng cao ở môn Toán và Khoa học năm 10 tuổi cho thấy Jeremy hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về mặt trí tuệ để học đại học.
Năm 2016, Jeremy Shuler nhập đại học Cornell. Năm 2020, ở tuổi 16, Jeremy trở thành người trẻ nhất tốt nghiệp với bằng vật lý kỹ thuật và ứng dụng.
Vài tháng trước khi tốt nghiệp, Jeremy được nhận vào chương trình Tiến sĩ Vật lý lý thuyết tại Đại học Maryland, thành phố College Park (Mỹ). Tuyển sinh tiến sĩ vốn dĩ rất cạnh tranh và việc được chấp nhận là một thành tựu lớn đối với một sinh viên chỉ mới 16 tuổi.
Sinh viên da đen trẻ nhất, tiếp nối truyền thống gia đình
Mới chỉ 12 tuổi, Elijah Muhammad Jr. đã làm nên lịch sử với tư cách là sinh viên đại học da đen trẻ nhất ở bang Oklahoma (Mỹ). Cậu bé cũng sẽ tốt nghiệp với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học vào năm 2023.
Tháng 7/2022, Elijah Muhammad Jr. bắt đầu năm đầu tiên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Thành phố Oklahoma (OCCC) với chuyên ngành an ninh mạng.
Elijah Jr. được giáo dục tại nhà thời trung học. Mẹ của Muhammad Jr. lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Hampton và là trợ lý giáo sư kiêm giám đốc điều hành tại Đại học Langston.
"Có nhiều điều khác biệt mà tôi nhận thấy từ con trai khi con hai tuổi", bố Elijah Sr cho biết.
Elijah Jr. là một trong hai thần đồng trong gia đình. Chị gái, Shania, trước đây là người trẻ nhất học tại OCCC vào năm 13 tuổi và tốt nghiệp năm 14 tuổi.
Shania đã giữ kỷ lục cho đến khi bị "đánh bại" bởi em trai mình. "Chị em tôi cạnh tranh với nhau ở hầu hết mọi thứ, nhưng chị ấy thực sự giúp tôi rất nhiều trong việc học", Elijah Jr. chia sẻ.
Bảo Huy
" alt=""/>Những thiên tài vào đại học năm 12 tuổi, làm chủ các công ty riêngCombate Global là một giải đấu MMA đặc biệt: có cái tên đậm chất “Latinh”, phát sóng chủ yếu ở cộng đồng Mỹ Latinh, quy tụ những tay đấm chủ yếu đến từ Nam Mỹ. Tuy vậy, đây lại là giải đấu được thành lập ở Mỹ.
Combate Global khởi đầu là một chương trình truyền hình thực tế với tên gọi là Combate Americas - nơi 10 tay đấm ở 2 hạng cân khác nhau sẽ cùng thi đấu để nhận được bản hợp đồng Combate Global.
Ông McLaren - CEO của Combate Global cho biết, công ty ra đời “nhằm tạo ra và quảng bá những tay đấm Mỹ Latinh đến với chính cộng đồng này”. Thực tế, vị chủ tịch sinh năm 1956 này đang lèo lái “con thuyền” đi đúng hướng.
![]() |
Campbell McLaren được đánh giá là vị chủ tịch có tầm trong làng võ thuật thế giới |
Tháng 3/2021, Combate Americas tái xây dựng thương hiệu và đổi tên thành Combate Global, đồng thời công bố sự hợp tác 5 năm phát sóng với Univision cùng kế hoạch lên sóng 150 sự kiện. Vào cuối tháng 6/2021, Combate Global tiếp tục hợp tác với kênh CBS Sports, đánh dấu một bước phát triển mới của giải đấu.
Những bước đi cẩn trọng nhưng chắc chắn, hợp lý - thay đổi diện mạo của một chương trình truyền hình trở thành một sàn đấu đúng nghĩa - đã giúp Combate Global gây ấn tượng mạnh với khán giả yêu thích võ thuật trên thế giới. Thêm vào đó, số tiền thưởng ấn tượng lên tới 100.000 USD mỗi đêm thi đấu dành cho võ sĩ thắng cuộc sự kiện Main Event cũng là một điểm thu hút khán giả. Những võ sĩ chiến thắng của các đêm thi đấu nhỏ lẻ sẽ được quy tụ vào sự kiện Copa Combate đình đám vào cuối năm.
Vì sao là Mỹ Latinh?
Người Mỹ Latinh đã đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của MMA trên thế giới. Đầu tiên phải kể đến sự xuất hiện của những võ đài MMA được tổ chức bài bản như võ đài Vale Tudo của Brazil - nơi các võ sĩ còn được phép húc đầu và thi đấu MMA tay trần với đối thủ.
Nền văn hóa yêu võ thuật, thể thao và giải trí của người Mỹ Latinh cũng đã khiến cho cộng đồng này trở thành những “thế lực” tại các môn đối kháng đỉnh cao của thế giới như: boxing, kickboxing, MMA và đấu vật. Dù có lòng hâm mộ đối kháng cuồng nhiệt, nhưng các võ sĩ Mỹ Latinh lại thiếu đi một sân chơi quốc tế dành riêng cho cộng đồng. Combate Global ra đời để giải quyết vấn đề này.
Trên các võ đài MMA thế giới, tinh thần thi đấu bùng nổ của các võ sĩ Mỹ Latinh luôn đem đến cho khán giả những trận đấu tuyệt vời. Thậm chí, nhiều tay đấm Brazil còn “chịu chơi” đến mức sẵn sàng thi đấu ở những trận đấu chênh lệch đến hàng chục kg giữa 2 đối thủ và vẫn đôi công sòng phẳng. Điển hình như 2 trận đấu giữa huyền thoại MMA hạng trung Wanderlei Silva (Brazil) và huyền thoại MMA hạng nặng Mirko Cro Cop (Croatia) vào những năm 2000.
![]() |
Wanderlei Silva - niềm tự hào võ thuật của cộng đồng người Mỹ Latinh |
Bên cạnh đó, do có một nền văn hóa võ thuật đối kháng đa dạng, các tay đấm từ Mỹ Latinh cũng thường trình diễn những phong cách thi đấu kỳ lạ, đầy màu sắc. Wanderlei Silva từng trình diễn lối thi đấu máu lửa không ngại va chạm, khiến người hâm mộ đặt cho ông biệt danh là “Sát Nhân Búa Rìu”. Anderson Silva lại trình diễn lối thi đấu tinh quái, khó đoán để nhận lấy biệt danh “Con Nhện”...
Bước đi táo bạo của Combate Global
Đã từng có một khoảng thời gian, các tay đấm gốc Mỹ Latinh gần như chiếm trọn sự chú ý của MMA thế giới, từ hạng cân nhỏ nhất cho đến hạng cân lớn nhất. Vào những năm 2010, những ngôi sao, những nhà vô địch lớn nhất làng MMA thế giới đều có gốc Mỹ Latinh.
![]() |
Cain Velasquez được cộng đồng võ thuật ghi nhận là huyền thoại đương đại của hàng nặng làng MMA thế giới |
Anderson Silva - cái tên gây khiếp sợ một thời ở các sàn đấu MMA hạng trung |
Sự thống trị của các võ sĩ Mỹ Latinh đã củng cố niềm tin cho Combate Global rằng: một giải đấu riêng cho cộng đồng người Mỹ Latinh sẽ đem đến những màn trình diễn võ thuật thăng hoa nhất.
Năm 2022, Combate Global hợp tác độc quyền với FPT Play, tiếp tục tham vọng mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam Á.
Sự kiện đầu tiên mà giải đấu này đem tới cho khán giả Việt Nam sẽ diễn ra vào 11h ngày 24/03, với cuộc chạm trán giữa Daniel Sanchez và Angel Alvarez. Đây là 2 võ sĩ đang lên của làng MMA Mỹ Latinh.
Daniel Sanchez nổi tiếng với những cú vật sau lưng hiệu quả. Trong khi đó, Angel Avarez là một chuyên gia sử dụng những đòn chân. Trận đấu này được đánh giá sẽ là một cuộc “địa chiến” cực kì đáng xem khi cả 2 võ sĩ đều có thiên hướng hạ gục đối thủ khi đã bắt được phần thân dưới của đối phương. Người yêu thích võ thuật tổng hợp MMA có thể theo dõi trận đấu đỉnh cao này tại: https://fptplay.vn/xem-truyen-hinh/su-kien-3.
![]() |
Sau khi công bố độc quyền các trận đấu thuộc khuôn khổ giải Bellator MMA và PFL Championship trong 3 năm liên tiếp, FPT Play tiếp tục trở thành đơn vị độc quyền phát sóng và khai thác hình ảnh giải đấu Combate Global tại Việt Nam. Cùng với đó, FPT Play cũng là đơn vị phát sóng nhiều giải đấu thể thao đỉnh cao khác như: AFC Champions League, AFC Cup hay UEFA Champions League... Sự kiện Combate Global đầu tiên của năm 2022 sẽ diễn ra vào 11h00 ngày 24/03 và được phát sóng trên truyền hình đa nền tảng FPT Play. Đăng ký gói dịch vụ Max, VIP hoặc Sport để không bỏ lỡ bất kỳ trận đấu nào thuộc Combate Global. Hotline: 19006600. |
Doãn Phong
" alt=""/>FPT Play độc quyền phát sóng giải đấu võ thuật Combate Global